Chất Bảo Quản

Lượt xem: Lượt bình luận:
Thể loại:
at
Loạt bài hướng dẫn khởi nghiệp cho các bạn trẻ trong CLB con dượng
Dượng Tony sẽ viết các bài hướng dẫn khởi nghiệp trong lĩnh vực sản xuất. Đầu tiên là chế biến nông sản, ví dụ mứt thanh long ( giúp nông dân trước). Sau đó các ngành như dệt may ( để giúp giải quyết lao động), cơ khí chế tạo máy ( sự tự chủ của kinh tế Việt), tin học và điện tử, cây trồng và vật nuôi…Các bạn hoàn toàn có thể thực hiện được, vì không có hàn lâm phức tạp gì cả. Trừ nhóm làm biếng ôm cái Ipad coi suốt thì nên bỏ qua loạt bài này, loạt bài này chỉ dành cho nhóm con dượng xắn tay áo lên và LÀM.
Các bạn làm dịch vụ hay thương mại marketing thì tự tìm hiểu vì dượng không dành thời gian chỉ các bạn , dù dượng được đào tạo ở Harvard về lĩnh vực đó, dượng hẻm có nổ, với trí tuệ này hẻm lẽ có mỗi trường Harvard mà không vô được? Nhưng dượng mong muốn các bạn trẻ sản xuất hơn, dượng không thích mấy đứa hạc quản trụy kinh danh và chỉ thích ngồi máy lạnh.
1. Chất bảo quản. Nhiều bạn sản xuất thạch dừa, rau cau, mứt, nem chả, …nói sao con làm có 3-4 ngày thì đã hỏng, lên mốc meo, phải thu hồi. Vấn đề là chất bảo quản và cách bảo quản, mình phải sử dụng đúng để kéo dài thời gian lưu trữ, mới thương mại hóa, mới đem ra buôn bán được. Muối,đường,giấm và rượu là 4 chất bảo quản tự nhiên rất tốt. Mắm sở dĩ để lâu vì mặn, với nồng độ muối đó, vi khuẩn có hại hay nấm khó phát triển. Đường, giấm và rượu cũng vậy. Nhưng hẻm lẽ khô thanh long mà mặn chằn hay nồng nàn mùi rượu, ăn xong say lăn quay? Hay măng chua thì phải bỏ đường vô thành mứt măng, sao nấu canh được. Nên mình phải dùng chất bảo quản, an toàn và hợp pháp, rất nhiều loại, có ký hiệu là E200 đến E299. Dượng biết vì dượng làm hóa chất 15 năm rồi, có 2 cái phổ biến:
Thứ nhất là Sodium Benzoate, tức Natri Benzoat, một loại muối của axit benzoic. Ngoài thị trường hóa chất nó nói là mốc, hay chất chống mốc, hỏi mua thoải mái. Trên nhãn hàng, người ta ghi là E211, công thức phân tử là NaC6H5CO2, mở gói mì tôm nào cũng có, bánh kẹo gì cũng có…
Thứ 2 là Kali Sorbate ( Potassium Sorbate), muối của axit sorbic, E202. Loại này mắc tiền hơn cái trên, dùng trong sản phẩm sang hơn 1 chút như bánh mì tươi, kem, sữa chua, phô-mai, trứng cá, mỹ phẩm, dược phẩm, giò chả, nem chua, thịt nguội, xúc xích…Lợi thế của nó là hẻm có mùi vị gì ráo.
Thôi biết 2 cái được rồi, mấy cái khác dượng nói sau. Nói nhiều hẻm nhớ hết. Mua về bỏ vô đi nhé, nghiên cứu kỹ để bỏ tỷ lệ vừa phải. Còn vừa phải là bao nhiêu thì tự làm đi mới biết. Đầu bếp khác người nấu ăn cũng chỉ có ở chỗ bỏ gia vị tỷ lệ “ vừa phải”.
P/S: Dượng cái con moẹ gì cũng biết, cũng làm được nhưng hẻm có thời gian. Nên chỉ cho các bạn, đứa nào muốn giàu thì theo dượng.

Like haivl trên Facebook để được cười nhiều hơn nhé ^^

Bình luận Báo cáo vi phạm

Click để bắt đầu chia sẻ những bức ảnh vui!

LIKE BOX